Thông tin sản phẩm:
Loại đá: Đá Cẩm Thạch Trắng;
Chiều cao mẫu: 2m
Nơi sản xuất: Cơ sở Tượng Đá Phước Phương – 275 Mai Đăng Chơn, Phường Hoà Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Giá: Vui lòng Liên hệ!
- Vận chuyển và lắp đặt tận nơi trong và ngoài nước
- Bảo hành 2 - 3 năm hoặc trọn đời tùy theo sản phẩm
- Thời gian hoàn thành đúng tiến độ như cam kết
- Đúng yêu cầu và mẫu mã mà khách hàng đặt
Tượng Di Lặc là biểu trưng cho sự hoan hỷ, niềm vui. Còn là sự bao dung, rộng lượng, không sợ hãi đau thương. Do vậy mà chúng sinh cũng có lòng cảm mến, và dễ gần gũi Ngài hơn.
Truyền thuyết kể rằng Phật Di Lặc là vị phật thứ 5 trong Hiền kiếp nối ngôi Thích Ca Mâu Ni. Di Lặc danh là vị Bồ Tát cuối cùng xuất hiện trên nhân thế đã được giác ngộ hoàn toàn, chứng ngộ thành phật. Giảng dạy Phật Pháp và giáo hóa chúng sinh. Hình ảnh của ngài thường được miêu tả với tư thế ngồi trên ngai với hai chân bắt chéo thư thái. Ngoài ra, với một số hình tượng, Ngài còn được miêu tả như một vị hoàng tử Ấn Độ.
Trong Phật Giáo Tây Tạng thì Tượng Di Lặc bằng đá được thờ cúng rất phổ biến. Trong văn hóa Việt ngày nay Tượng Phật Di Lặc bằng đá tự nhiên được thờ cúng rộng rãi. Trong Chùa, Miếu, Đình hay ở nhà hàng, khách sạn,…. ngay chính gia đạo.
>>> Xem thêm: Các mẫu tượng Phật Di Lặc ấn tượng tại Tượng Đá Phước Phương
Nụ cười thư thái, niềm nở của Ngài chính là biểu tượng của hạnh phúc tuyệt đối. Người ta còn cho rằng, nội tâm hạnh phúc của Di Lặc mạnh và có sức lan truyền đến mức tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ đó. Chỉ cần nhìn ngắm khuôn mặt ấy thì mọi buồn phiền cũng đều có thể thuyên giảm. Xoa bụng Phật cũng được cho hành động rước nhiều may mắn và sự tốt lành đến.
– Tượng Di Lặc với Bao vải “thần”: Phật Di lặc thường đứng trên bao tiền hoặc kéo bao tiền. Gia chủ thờ phụng hình tượng Phật Di Lặc này để cầu công danh sự nghiệp, tài lộc và thịnh vượng. Chiếc bao không chỉ là tiền tài, vật chất. Mà chính là tất cả những điều mà gia chủ cầu xin khi khai quang. Chiếc túi cũng là nơi “thao túng” mọi phiền muộn của gia chủ.
– Tượng phật Di Lặc với cành Đào: Quả Đào tiên còn được biết đến với cái tên “quả trường sinh”. Là một biểu tượng trong phong thủy vô cùng ý nghĩa. Cây đào xum xuê quả, đầy lộc non chính là lời cầu rước an lành đến mọi thành viên trong gia đình. Phần cành đào có tác dụng xua đuổi, hóa giải tà khí.
– Tượng Phật Di Lặc Ngồi Gốc Cây Tùng: Cây Tùng là loài cây tượng trưng cho bậc đại trượng phu. Theo đó, người xưa hy vọng rằng hình ảnh cây tùng với sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Giúp gia chủ tránh được những bệnh tật thất thường, tai ương. Tượng Di Lặc thường được tạo tạc hình dáng ngồi dưới gốc cây tùng là hình ảnh tượng trưng cho sự an lành, tai qua nạn khỏi, vượt qua khó khăn. Cây tùng còn là tượng trưng cho sự vững chãi và ổn định trong sự nghiệp.
Di Lặc là vị Bồ Tát duy nhất được tất cả các tông phái Phật Giáo tôn thờ. Ngài là biểu trưng cho niềm vui, sự hoan hỉ, sung túc, công đức vô lượng.
– Với nhiều hình ảnh hóa thân khác nhau được thờ phụng. Tượng Phật Di Lặc theo văn hóa Việt thường có thân hình mập mạp, bụng bự, ngồi với tư thế vô tư thoải mái. Chính là biểu tượng cho sự an nhiên, lạc quan, tự tại và hoan hỷ. Trang phục của Ngài thường rộng, không cài nút để hở cả bụng lẫn ngực. Thể hiện cho sự phòng khoáng, an nhiên. Tượng Phật Di Lặc mập mạp béo tốt bụng bự là biểu hiện của sự sung túc, giàu có, ăn nên làm ra.
– Về mặt tâm linh, tên ngài còn có nghĩa là Từ, hay “Từ Bi” là tình thương vô lượng, tâm lớn bao dung. Không bao giờ tổn hại hay đem đến đau thương cho bất kì loài chúng sinh nào. “từ, bi, hỷ, xả”, “từ” đứng đầu trong bốn tâm cao thượng nhiệm mầu của Phật Giáo.