Thông tin sản phẩm:
Loại đá: Đá Cẩm Thạch Trắng;
Chiều dài mẫu: 2m
Nơi sản xuất: Cơ sở Tượng Đá Phước Phương – 275 Mai Đăng Chơn, Phường Hoà Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Giá: Vui lòng Liên hệ!
- Vận chuyển và lắp đặt tận nơi trong và ngoài nước
- Bảo hành 2 - 3 năm hoặc trọn đời tùy theo sản phẩm
- Thời gian hoàn thành đúng tiến độ như cam kết
- Đúng yêu cầu và mẫu mã mà khách hàng đặt
Hình ảnh Bổn sư Thích ca trong Phật giáo được tạc tượng theo nhiều tư thế khác nhau. Trong đó, mẫu Tượng Phật Nhập Niết Bàn là phước huệ toàn vẹn đến đạt đến cảnh giới trường sinh bất diệt. Tượng Đức Phật Nằm Niết Bàn có ý nghĩa động quy về tịnh. Đức Phật tại thế lên thuyết pháp giáo hoá chính là do tịnh sanh động. Động có lúc cũng ngưng, tịnh thì vô cùng dài.
Theo Kinh pháp, Phật không có khái niệm “chết”. Cái chết là của phàm-phu, mà Ngài thì “nhập định”. Không phải nhập định hữu hạn mà là vĩnh viễn. Vì Ngài với chức hành xử diệt phiền não, sinh tử. Phật có thể kéo dài đời sống thêm ít lâu, nhưng Đức Phật ta lại không làm vậy để chứng tỏ sự hiệu lực của luật vô thường, vả lại, đức hạnh của Ngài đã hoàn mãn, giáo pháp lại rõ ràng đầy đủ, tăng già đã thành lập vững vàng. Ngài lại muốn các Phật Tử của Ngài không ỷ lại Ngài nữa. Ngài chịu cảnh già chết một lần cuối cùng, để khi được 80 tuổi, Ngài bỏ thân xác để nhập niết bàn, vĩnh viễn không trở lại cõi này.
Đức Phật đã nhập Niết Bàn, tuy vậy nhưng tấm gương sáng của Ngài vẫn còn sáng chiếu giúp cho đời. Suốt kiếp người, trong 80 năm trời, không một lúc nào Ngài xao lãng hạnh nguyện tối thượng là phổ độ chúng sanh. Ngài đã không ngừng cứu vớt khổ nạn cho chúng sinh. Khi còn tại gia, Ngài là người ở trong địa vị có diễm phúc nhất. Thế nhưng Ngài vẫn không màng đến. Khi vào trong đạo, Ngài là người ở trong địa vị cao nhưng lại vất vả đuổi rong trên mọi nẻo đường để dìu dắt chúng sanh đến với hạnh phúc an vui.
Sự hy sinh cao cả, lòng từ bi, lòng thương của Phật thật là vô lượng, ân đức của Phật là vô biên.
>>> Xem thêm: Các mẫu tượng Phật Thích Ca ấn tượng tại Tượng Đá Phước Phương
Chiếu theo nhiều cách giải thích khác nhau về Niết bàn. Ý nghĩa của Niết Bàn chính là đoạn trừ dục vọng, dứt mọi nghiệp luân hồi, tâm thanh tịnh tuyệt đối. Nếu theo một cách trừu tượng hơn thì Niết bàn chính là là sự ngưng đọng của không gian – thời gian từ cõi tâm linh trong con người. Nói chung lại thì, có thể hiểu ý nghĩa của Niết Bàn trong Phật giáo không phải là một cõi cực lạc. Mà Niết Bàn là một trạng thái tâm thanh tịnh thản. Yên bình, sáng suốt, không vọng động. Xóa bỏ những vô minh, khổ đau, phiền não.
Niết Bàn không phải là vật thể để ta nhìn thấy hay sờ nắm được. Mà nó là một trạng thái tâm tịnh, vô thường. Không phải dễ dàng để có thể đạt đến trạng thái nhập Niết Bàn. Chúng sanh phải thực hành hoàn hảo giới định tuệ thì mới có thể đạt đến được. Khi ta tìm được bản chất của mình thông qua giới định tuệ. Thì từ đó bản chất của ta mới chính là bản chất của Niết Bàn. Nhưng cơ bản bởi ta luôn theo đuổi cái tôi bản ngã của mình. Bất chấp bản ngã nên mới không thể thấy được bản chất của Niết Bàn.
Đức Phật dạy cho chúng ta hiểu rõ ràng hơn về 2 hình thức của Niết Bàn đó là của bậc thánh và tạm thời của phàm phu. Đối với người phàm phu như chúng ta, thì chỉ cần đạt được những nhu cầu cơ bản để chạm đến Niết Bàn. Chẳng hạn như được thực khi đói, cảm thụ sức khỏe sau bệnh. Đó vẫn là những trạng thái được xem là một dạng của Niết Bàn.